Nông thôn Kinh_tế_Trung_Quốc

Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990 thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá.[28]

Sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan. Hố sâu giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.[28]

Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chế độ hộ khẩu chặt chẽ, số lao động thừa ở nông thôn buộc phải dồn ra thành thì làm dân công. Dân công là những người làm công nhật, không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề, tại Bắc Kinh danh sách các nghề dân công bị cấm năm 1996 là 15 nghề, đến năm 2000 họ bị cấm làm hơn 100 nghề. Dân công là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Với mức thu nhập thấp họ lại còn phải đóng góp cao hơn dân thành thị để con cái được đi học. Dân công nữ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thiệt thòi hơn nam dân công và một số trong họ đã phải làm gái điếm sau một thời gian lên thành phố[28].

Năm 2004, số liệu thống kê cho biết rằng số dân nghèo đến mức tối đa (tính theo tiêu chuẩn dưới 75USD/người/năm) ở Trung Quốc, lần đầu tiên đã tăng lên sau 25 năm, và đa số những người này là nông dân. Vào mùa xuân năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường của mình. Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì phải dành đất cho công nghiệp hóa. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Hơn 190 triệu nông dân sống trong một môi trường không lành mạnh, nước sông, nước hồ phần lớn đều bị ô nhiễm.[28]

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở nông thôn đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Quốc thuộc vào hàng cao trên thế giới.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Trung_Quốc http://www.ctvnews.ca/business/inflation-in-china-... http://www.chinadaily.com.cn/china/2007-01/02/cont... http://www.pbc.gov.cn/publish/html/kuangjia.htm?id... http://www.stats.gov.cn/english/ http://www.bluenomics.com/data#!data/energy/electr... http://www.businessweek.com/magazine/content/05_34... http://www.chinability.com/GDP.htm http://www.cnn.com/2005/BUSINESS/11/23/wto.germany... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://www.iht.com/articles/2007/01/11/bloomberg/b...